Giảm đau răng bằng bấm huyệt rất ít người biết. Đau răng khiến người bệnh khó chịu, ảnh hưởng đến sinh hoạt hằng ngày, dẫn đến sức khỏe sa sút trầm trọng. Cách bấm huyệt giảm đau răng dưới đây sẽ giúp bạn loại bỏ cơn đau nhức răng nhanh chóng.
Bấm huyệt có thể giảm đau răng* |
Đau răng thường do sâu răng, áp xe răng, viêm nướu, răng nứt, răng khôn mọc lệch,…Theo Tây y là do các dây thần kinh ở chân răng bị sưng tấy hoặc nhiễm trùng. Khi ăn uống không khoa học, răng miệng vệ sinh kém sẽ là môi trường thuận lợi để vi khuẩn phát triển, dẫn đến sâu răng. Trong khi đó, theo Đông y, khi cơ thể vị nhiệt, thận hư thấp nhiệt cũng làm cho răng sưng đau, mưng mủ, sâu răng. Bên cạnh đó nhiều người cũng thắc mắc bọc răng sứ hết hô không?
Giảm đau răng bằng bấm huyệt là phương pháp mà Đông y khuyến khích nên thực hiện:
- Huyệt tam gian: Đông y quan niệm răng là phần mở rộng của xương và thuộc tạng thận. Huyệt Tam Gian nằm ở cuối lóng ngón tay trỏ, lại là huyệt thứ 3 của kinh Đại Trường. Huyệt này nằm tại chỗ lõm, sau và ngoài khớp xương bàn – ngón trỏ, trên đường tiếp giáp da gan tay – mu tay. Huyệt này chủ trị ngón tay trỏ viêm, lưng bàn tay đau, mắt đau, răng hàm dưới đau, họng đau, thần kinh sinh ba đau.
- Hạ quan: Ngậm miệng lại, huyệt ở chỗ lõm phía trước tai, dưới xương gò má. Day vào huyệt hạ quan mỗi bên 50 lần.
- Giáp xa: Cắn chặt răng lại, huyệt ở trước góc hàm và ở trên bờ dưới xương hàm dưới 1 khoát ngón tay, đè vào chỗ trũng có cảm giác ê tức. Dùng ngón tay giữa ấn vào huyệt giáp xa, mỗi bên day 50 lần.
- Hợp cốc: Khép chặt hai ngón tay cái và ngón tay trỏ, huyệt nằm ở điểm cao nhất của khối cơ nổi lên giữa hai xương bàn tay 1 và 2. Dùng ngón tay cái bấm vào huyệt hợp cốc mỗi bên 10 lần.
- Thái khê: Tại trung điểm giữa đường nối bờ sau mắt cá trong và mép trong gân gót, khe giữa gân gót chân ở phía sau. Dùng ngón cái day huyệt thái khê mỗi bên khoảng 100 lần.
Phương pháp giảm đau răng bằng Đông y |
Bên cạnh cách giảm đau răng bằng bấm huyệt, bạn có thể áp dụng một số bài thuốc chữa https://cutt.ly/kwWdYaAB đau răng theo Đông y:
- Súc miệng bằng muối khoáng cũng giúp trị đau răng. Cách này giúp răng chắc khỏe hơn. Hiện nay, bên cạnh các loại kem đánh răng có chứa flour, bạn cũng có thể tìm mua kem đánh răng chứa muối khoáng, kem chứa chiết xuất than tre…
- Tiêu có tác dụng như thuốc thuốc tê, khi đau răng cắn hạt tiêu vào vùng răng đang đau một lúc cũng giúp giảm cơn đau răng.
- Cây hẹ có tác dụng tăng cường thận, ăn canh hẹ khi bị đau răng hoặc suy thận sẽ giúp bớt đau.
- Sử dụng các loại thảo dược có tác dụng làm mát, hạ hỏa sẽ giúp bớt đau. Trong trường hợp này, dùng nước nha đam súc miệng giúp giảm đau nhanh chóng.
- Nếu đau răng do phong nhiệt, có thể điều trị bằng Ôn Phong Tán. Bài thuốc này gồm: Đương quy 6gr, Tế tân 4,5gr, Xuyên khung 6gr, Cảo bản 6gr, Bạch chỉ 6gr, Phong phòng 18gr, Tất bát 6gr. Sắc lấy nước.
Chăm sóc răng miệng, ăn uống đúng cách cũng là cách song song với giảm đau răng bằng bấm huyệt. Khi tình trạng đau răng không giảm, cần đến ngay nha khoa để khám và điều trị.
Ngavvt