Áp xe chân răng có nguy hiểm không? Áp xe chân răng là bệnh lý răng miệng thường gặp ở nhiều đối tượng nếu không sớm được chữa trị sẽ gây nhiều ảnh hưởng đến chức năng ăn nhai cũng như vẻ đẹp thẩm mỹ khuôn mặt. Hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây của chúng tôi để hiểu rõ hơn vấn đề này nhé.
Nguyên nhân bị áp xe chân răng
Nguyên nhân chính gây áp xe răng là do không vệ sinh răng miệng sạch sẽ và đúng cách. Các thức ăn và mảng bám dính trên răng sẽ tạo thành một môi trường thuận lợi cho vi khuẩn phát triển.
Áp xe răng là do biến chứng của bịnh hư răng. Cũng có thể do chấn thương răng, ví dụ lúc một răng bị gảy hoặc mẻ. Men răng bị vỡ ra làm vi trùng len lỏi vào tủy răng và nhiễm trùng tủy răng. Từ đó, nhiễm trùng có thể lan ra từ chân răng và đi vào xương chống đỡ chân răng.
Áp xe chân răng có nguy hiểm không*
Nhiễm trùng gây ra một bọc mủ và làm sưng những mô trong cái răng. Hiện tượng này làm đau răng. Nếu chân răng bị chết, răng có thể không đau nữa, nhưng nhiễm trùng vẫn còn hoạt động và vẫn tiếp tục lan ra, phá hủy các mô.
Những người bị sâu răng mà không chữa trị có nguy cơ bị áp xe răng rất cao. Khi bị sâu răng, các vi khuẩn tồn tại trong răng, nướu và tủy tiết ra độc đố khiến vùng xung quanh tủy và nước sưng tấy, mưng mủ và gây nên áp xe.
Áp xe chân răng có nguy hiểm không?
Áp xe chân răng có nguy hiểm không? Bị áp xe có thể dẫn đến những triệu chứng nhẹ như sốt, sưng vào giai đoạn đầu. Chỉ cần điều trị đúng lúc thì sẽ không ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng cũng như sức khỏe toàn thân.
Tuy nhiên, nếu khi gặp những dấu hiệu bất thường mà bạn còn thờ ơ trong việc điều trị hoặc điều trị không triệt để thì sẽ kéo theo những biến chứng nguy hại, như:
- Áp xe không vỡ thông hết sẽ sẽ gây ra tình trạng nhiễm trùng lan đến các răng khỏe mạnh cận kề, xương hàm và các khu vực khác của đầu và cổ.
- Ổ mủ vỡ do tác động dễ gây nên tình trạng mủ chảy vào trong miệng kèm theo cả vi khuẩn qua các mạch máu đến tim gây nhiễm trùng, đe dọa tính mạng hoặc gây nhiễm trùng não có thể dẫn đến hôn mê.
- Viêm mô tế bào lan tỏa ngách hành lang, áp xe ở vòm miệng, vùng má, sàn miệng, thậm chí có thể lan rộng sang hố thái dương gây sưng mặt ngoài.
- Vi khuẩn còn tấn công xuống hai bên vùng dưới lưỡi, dưới hàm và vùng dưới cằm; trường hợp nặng có thể bị tắc nghẽn đường hô hấp, gây ngạt thở dẫn đến tử vong.
Áp xe chân răng gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm*
Phòng tránh áp xe chân răng như thế nào?
Để không phải lo lắng áp xe chân răng có nguy hiểm không, bạn cần chăm sóc răng miệng theo những bước cơ bản sau:
- Sử dụng nước uống có chất fluoride.
- Đánh răng ít nhất hai lần một ngày với kem đánh răng có fluoride.
- Xỉa răng hoặc làm sạch kẽ răng.
- Thay thế bàn chải đánh răng mỗi tháng ba hoặc bốn lần, hoặc bất cứ khi nào lông chải kém.
- Ăn một chế độ ăn uống cân bằng, và hạn chế thức ăn ngọt và đồ ăn nhẹ giữa các bữa.
- Gặp bác sĩ nha khoa để kiểm tra thường xuyên và làm sạch kỹ càng.
- Xem xét sử dụng kháng sinh hoặc súc miệng có chứa chất florua để thêm một lớp bảo vệ chống lại sâu răng.
Trên đây là những thông tin mà chúng tôi chia sẻ về vấn đề áp xe chân răng có nguy hiểm không mà bạn quan tâm. Mong rằng bài viết đã giúp bạn có thêm nhiều kiến thức cùng kinh nghiệm hữu ích giúp chăm sóc và bảo vệ tốt sức khỏe răng miệng của mình.