Nâng xoang kín là kỹ thuật hỗ trợ những người bị mất răng lâu năm, những người mắc bệnh lý về răng miệng để có thể thực hiện quy trình làm răng implant hiệu quả. Tuy nhiên, hiện nay có nhiều phương pháp nâng xoang, trong đó nâng xoang kín đang được nhiều nha khoa áp dụng. Cùng tìm hiểu thêm qua bài viết sau đây.
Nâng xoang kín trước khi đặt trụ implant* |
Nâng xoang là gì?
Thông thương hàm trên ở bên phải và bên trái sẽ có một xoang hàm nằm bên trong xương hàm trên. Với những người bị mất răng lâu năm bị tiêu xương ở vùng xương ổ răng, làm cho xoang hàm trở nên thấp hơn, gây khó khăn cho quá trình đặt trụ implant.
Nâng xoang là thủ thuật để làm tăng thể tích xương, giúp cho xương hàm có đủ điều kiện về cả chiều cao, mật độ và cả thể tích để thực hiện cấy ghép implant, cho phép đặt trụ implant vào vị trí bị thiếu xương. Nâng xoang sẽ giúp cho trụ implant tích hợp tốt với xương hàm, được nâng đỡ chắc chắn, có thể duy trì trọn đời.
Nâng xoang kín hàm trên* |
Nâng xoang kín là gì?
Là phương pháp nâng xoang từ bên trong, thông qua lỗ cấy implant và không cần phẫu thuật quá nhiều. Với kỹ thuật này, bác sĩ sẽ mở một đường rạch trên nướu tới vùng xương hàm cần nâng, sau đó sẽ tạo một lỗ nhỏ ở phần xương để nâng màng xoang lên. Xương hàm cấy ghép sẽ được lấp đầy khoảng trống giữa xương hàm và mang xoang mới vừa nâng.
Nâng xoang kín ít xâm lấn đến mô mềm nên hạn chế được sưng đau và thường đi kèm với quá trình đặt trụ implant. Phương pháp này được chỉ định trong trường hợp:
- Khi xoang hàm trên bị hạ xuống thấp do tình trạng tiêu xương làm cho không có đủ khoảng trống để cấy ghép xương thì nâng xoang hàm là bắt buộc.
- Bệnh nhân bị mất răng hàm trên lâu năm khiến tình trạng tiêu xương trở nên nghiêm trọng, xoang hàm không còn xương nâng đỡ vì vậy không được cố định mà hạ xuống thấp.
- Trường hợp xoang hàm trên hạ xuống không quá thấp hoặc lượng xương bổ sung cần thiết không được nhiều thì bộ nâng xoang kín là giải pháp phù hợp nhất.
- Đáy xoang không bị xơ dính, gồ ghề, màn xoang không dày, không có dịch, không có dị tật là những điều kiện cần để thực hiện nâng xoang kín.
Nâng xoang giúp trụ implant vững chắc* |
Quy trình nâng xoang kín
Bước 1: Thăm khám
Bác sĩ sẽ thăm khám kĩ tình trạng răng miệng, tiến hành chụp CT xoang hàm để biết được xoang hàm hạ thấp đến mức nào, lượng xương cần cấy ghép bao nhiêu, vị trí cấy ghép ở đâu. Sau đó sẽ tư vấn cho người bệnh về quy trình thực hiện cũng như một số vấn đề liên quan đến trồng răng implant.
Bước 2: Vệ sinh răng miệng, gây tê
Bác sĩ vệ sinh khoang miệng sạch sẽ để giúp cho môi trường khoang miệng được vô trùng khi thực hiện cấy ghép implant. Tiếp theo đó, gây tê để không có cảm giác đau đớn trong quá trình nâng xoang kín và đặt trụ implant.
Bước 3: Nâng xoang hàm
Bác sĩ sẽ mở đường nhỏ có đường kính khoảng 3,6mm bên dưới chân răng để tạo ra một lối đi để dụng cụ nha khoa tiếp xúc với đáy xoang. Tiếp đến, từ lối đi sẽ sử dụng ống đẩy chuyên dụng để nâng xoang hàm lên cao.
Bước 4: Ghép xương
Bác sĩ sẽ bơm xương nhân tạo vào bên trong thông qua một ống bơm chuyên dụng cho đến khi đủ lượng xương để cấy ghép implant.
Bước 5: Cắm trụ implant và khâu vạt nướu
Trong giai đoạn này trụ implant sẽ được cắm vào để tích hợp với bột xương nhân tạo. Sau đó khâu vạt nướu lại bằng chỉ tự tiêu.
Bước 6: Chụp phim
Sau khi trụ và xương hàm tích hợp, bác sĩ sẽ chụp phim lại để kiểm tra tình trạng của trụ implant. Nếu có vấn để sẽ phải tháo trụ ra, đợi cho màng xoang vững chắc lại mới cắm implant.
Vì phải nâng xoang kín nên thời gian trồng implant mất bao lâu kéo dài lâu hơn so với trường hợp mất răng bình thường. Điều cần thiết là bạn nên chọn nha khoa uy tín để được phục hình răng an toàn.