Theo thống kê, tỉ lệ mất răng hiện đang chiếm tới 95% dân số và người trẻ cũng không ngoại lệ. Mất răng gây giảm sức nhai, ảnh hưởng đến sức khỏe và nếu để lâu sẽ khó có thể trồng lại được. Mất răng cửa được xem là nỗi bất hạnh vì ảnh hưởng trực tiếp tới tinh thần, sức khỏe trong cuộc sống hàng ngày.
Làm cầu răng sứ là như thế nào?
Cầu răng sứ được ứng dụng trong trường hợp cần thay thế một hoặc 2 răng bị mất, niềng răng mặt trong có đau không bằng cách bắt cầu 2 bên giữa những răng bị mất. Cầu răng sứ bao gồm 2 mão răng được gắn vào 2 đầu khoảng mất răng, và 1 hoặc 2 răng giả nằm ở giữa 2 mão răng này.
Trong đó, 2 chiếc răng khỏe mạnh hai bên được mài cùi, sau đó gắn mão răng lên và đảm nhiệm vị trí làm trụ đỡ. Cũng giống như mão sứ, hiện nay có rất nhiều vật liệu làm cầu răng sứ như trồng răng implant titan, kim loại, zirconia, cercon, diamond, emax...
Tùy theo vị trí răng đã mất, nhu cầu, điều kiện tài chính, tình trạng răng miệng của bạn mà các bác sĩ tư vấn loại phù hợp. Những dòng toàn sứ như zirconia, cercon, diamond, emax có tính thẩm mỹ cao, bền chắc. Còn răng titan, kim loại có giá tiền thấp, tiết kiệm chi phí.
Quy trình làm cầu răng sứ tại nha khoa
Không phải đến bất kỳ nha khoa nào khách hàng cũng đều có thể khắc phục khuyết điểm mất răng hiệu quả. Muốn đạt được kết quả hoàn mỹ như mong muốn, trước hết quy trình làm cầu răng sứ phải đạt chuẩn. Việc tuân thủ đúng liệu trình đã định sẽ không bỏ qua bất kỳ giai đoạn nào. Từ đó có thể ngăn chặn hiệu quả những ảnh hưởng xấu có thể phát sinh về sau. Tránh phát sinh nên các bệnh lý răng miệng không đáng có. Tất cả các thao tác đều được bác sĩ thực hiện bài bản, đảm bảo đúng kỹ thuật theo 4 bước như sau:
Bước 1: Khám tổng quát khoang miệng, tình trạng răng, lợi và sức khỏe của bệnh nhân. Có thể cho soi chụp phim nếu tình trạng xương hàm và răng phức tạp. Dựa trên kết quả thăm khám, bác sĩ đánh giá tình hình, trao đổi với bệnh nhân và lên kế hoạch phục hình cụ thể.
Bước 2: Bác sĩ tiến hành gây tê tại chỗ để mài nhỏ thân răng kế cận răng mất nhằm mục đích làm trụ đỡ cho răng và lắp mão sứ lên trên để phục hình.
Bước 3: Đo đạc lấy mẫu răng phù hợp với khung hàm, kích cỡ chỗ trống của răng và truyền tín hiệu về cho Labo nha khoa phân tích để máy có thể chế tạo ra đúng mẫu cầu răng tương thích. Bệnh nhân được lắp cầu tạm để đảm bảo thẩm mỹ và cho bệnh nhân làm quen dần với răng mới.
Bước 4: Cầu răng sứ được gắn thử để kiểm tra độ kênh và chỉnh sửa lại cho sát khít. Sau đó được gắn cố định vào cùi răng trụ nhờ một loại xi-măng chuyên dụng, lấp đầy khoảng trống mất răng.
Trung bình tuổi thọ làm cầu răng sứ khoảng 5 - 20 năm. Tuy nhiên, làm cầu răng sứ sử dụng được bao lâu còn tùy thuộc vào 3 yếu tố chính, đó là: chất liệu răng sứ, tay nghề bác sĩ và cách chăm sóc răng sứ tại nhà của khách hàng.